Cách Xử Lý Rác Thải Xây Dựng

rac-thai-xay-dung

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng rác thải xây dựng như bê tông, gạch vụn và các mảnh vỡ sau khi công trình hoàn thành sẽ xử lý như nào không? Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam thải ra hàng triệu tấn rác thải xây dựng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lãng phí nguồn tài nguyên.

Chính vì thế việc xử lý rác thải xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng Y Linh tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Rác thải xây dựng

rac-thai-xay-dung

Rác thải xây dựng là gì?

Bạn có thể hiểu là, rác thải xây dựng (CTRXD) là những vật liệu dư thừa, phế thải phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công, sửa chữa, cải tạo và phá dỡ công trình xây dựng.

Thành phần của rác thải xây dựng chủ yếu bao gồm:

  • Vật liệu xây dựng: Vôi vữa, bê tông, gạch ngói vỡ, đá xây dựng, thép, tấm lợp, ống dẫn nước, thạch cao, mái tôn đã cắt, …
  • Bao bì vật liệu xây dựng: Bao bì xi măng, bao bì thép, bao bì gỗ, bao bì carton, màng xốp bốp nổ, …
  • Phế thải công trường: Cành cây, rác thải sinh hoạt, bao bì thực phẩm,…

Đặc điểm của rác thải xây dựng:

  • Khối lượng lớn: CTRXD thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng rác thải rắn đô thị, đặc biệt là ở các khu vực có nhiều hoạt động xây dựng như khu chung cư hay cơ quan..
  • Khó thu gom và xử lý: Do có kích thước lớn, nặng và cồng kềnh, với chất liệu khó phân hủy, CTRXD thường khó khăn trong việc thu gom và vận chuyển. 

Phân loại các loại rác thải xây dựng  

Rác thải xây dựng

rac-thai-xay-dung

Trước khi đi vào quy trình xử lý rác thải xây dựng, bạn cần phân loại các loại rác thải để áp áp dụng đúng cách xử lý.

1. Rác thải xây dựng có khả năng tái sử dụng ngay trên công trường:

Đây là loại rác thải xây dựng độ nguyên vẹn vẫn còn, vẫn có thể tái sử dụng ở công trường hiện tại hoặc các công trình khác.

  • Gạch,ngói, đá xây dựng (còn nguyên viên, chưa vỡ hoặc vỡ một ít vẫn tận dụng được)
  • Cọc bê tông (còn nguyên cây, chưa gãy hoặc gãy một ít)
  • Cửa, khung cửa, vách ngăn (còn nguyên khung, chưa hư hỏng)
  • Thép xây dựng (còn nguyên cây, hoặc đã cắt bớt nhưng chưa gỉ sét)
  • Tấm lợp (còn nguyên tấm,chưa hư hỏng)

2. Rác thải xây dựng có khả năng tái chế:

  • Bê tông, gạch, ngói vỡ vụn có thể sử dụng để làm đường, móng nhà
  • Thép xây dựng (cắt ngắn, gỉ sét)
  • Nhựa xây dựng (ống nhựa, dây điện,…)
  • Giấy, bìa carton đã qua sử dụng
  • Gỗ bị gãy hoặc phần thừa sau khi làm cửa (cửa, khung cửa,…)

3. Rác thải xây dựng không tái chế được và phải đem đi chôn lấp:

  • Vôi vữa, thạch cao làm trần
  • Xà bần (đất,đá, sỏi đào bới từ mặt bằng thi công)
  • Phế thải công trường 

Những loại rác thải xây dựng này không còn khả năng tái chế, tái sử dụng ở công trường khác nữa, nên chôn lấp để tránh làm mất mỹ quan đô thị.

4. Rác thải xây dựng nguy hại:

Khi xử lý, bạn hãy phân loại cẩn thận các loại rác thải xây dựng nguy hiểm để tránh gây hiểm họa cho con người.

  • Sơn, chất chống thấm, dung môi
  • Dầu nhớt, hóa chất
  • Vật liệu cách nhiệt có chứa amiăng
  • Phế thải y tế phát sinh trong quá trình thi công

Tại sao cần phải xử lý rác thải xây dựng?

Rác thải xây dựng

rac-thai-xay-dung

Dưới đây là một số lý do chính giải thích tại sao chúng ta cần phải nỗ lực xử lý rác thải xây dựng:

1. Xử lý rác thải xây dựng để bảo vệ môi trường:

Nếu chúng ta không xử lý rác thải xây dựng, nó có thể dẫn đến một số loại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như:

  • Ô nhiễm môi trường đất: Rác thải xây dựng nếu không được xử lý sẽ bám dính vào đất, làm giảm độ phì nhiêu và từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
  • Ô nhiễm môi trường nước: Rác thải xả bừa bãi sẽ bám dính vào nguồn nước, làm tăng độ cứng, độ đục, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và hệ sinh thái.
  • Ô nhiễm môi trường không khí: Rác thải xây xây dựng gây bụi bay vào không khí và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.

2. Xử lý rác thải xây dựng để tiết kiệm tài nguyên:

Rác thải xây dựng có thể được tái sử dụng hoặc tái chế thành vật liệu xây dựng cho công trình mới, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu khai thác khoáng sản.

Ngoài ra, việc tái sử dụng và tái chế rác thải xây dựng cũng giúp giảm thiểu lượng rác thải cần chôn lấp, từ đó, nó giúp tiết kiệm diện tích đất.

3. Xử lý rác thải xây dựng theo quy định của pháp luật:

Theo Thông tư số 08/2017/TT-BXD, các nhà thầu khi thi công công trình xây dựng phải có trách nhiệm phân loại,thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải xây dựng theo quy định.

Do đó, nếu bạn vi phạm quy định về quản lý rác thải công trình xây dựng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Quy trình xử lý rác thải xây dựng đúng tiêu chuẩn

Rác thải xây dựng

rac-thai-xay-dung

1. Phân loại rác thải xây dựng tại nguồn thải:

Bạn có thể phân loại rác thải xây dựng thành 4 nhóm chính như Y Linh đã đề cập cụ thể ở mục số 2:

  • Nhóm 1: Rác thải xây dựng có khả năng tái sử dụng ngay ở công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác.
  • Nhóm 2: Rác thải xây dựng có khả năng tái chế.
  • Nhóm 3: Rác thải xây dựng không thể tái chế.
  • Nhóm 4: Rác thải nguy hại.

2. Thu gom và vận chuyển rác thải xây dựng:

Bạn cần phải thu gom rác thải công trình riêng biệt theo từng nhóm phân loại.

Sau đó, bạn hãy sử dụng các phương tiện vận chuyển phù hợp để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường xung quanh.

Vì rác thải xây dựng có một số loại vật nhọn, góc cạnh, nên bạn cần có biện pháp che chắn trong quá trình vận chuyển để tránh rơi vãi, gây bụi bẩn.

3. Cách xử lý rác thải xây dựng theo nhóm:

  • Nhóm 1: Bạn có thể tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác.
  • Nhóm 2: Tái chế thành các sản phẩm mới trong xây dưng hoặc vật dụng gia đình, ví dụ như: gạch xây dựng, ngói lợp, ống nhựa, …
  • Nhóm 3: Chôn lấp tại các bãi chôn lấp được nhà nước cấp phép.
  • Nhóm 4: Xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Ở nhóm này, bạn hãy xử lý thật cẩn thận để tránh gây nguy hiểm.

Chi phí xử lý rác thải xây dựng

Rác thải xây dựng

rac-thai-xay-dung

Khi xử lý rác thải xây dựng, chi phí là một trong những lo ngại mà doanh nghiệp quan tâm. Chi phí xử lý có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

1. Loại hình và khối lượng rác thải xây dựng:

Loại hình rác thải xây dựng khác nhau sẽ dẫn đến giá xử lý sẽ có sự chênh lệch. 

Chẳng hạn như, chi phí xử lý gạch, ngói vỡ thường thấp hơn so với chi phí xử lý bê tông, thép xây dựng.

Do đó, khối lượng rác thải xây dựng càng lớn và kết cấu càng phức tạp  thì chi phí xử lý rác thải xây dựng càng cao.

2. Địa điểm xử lý rác thải xây dựng :

Chi phí xử lý rác thải xây dựng có thể khác nhau tùy thuộc vào địa điểm xử lý. 

Chẳng hạn như, chi phí xử lý rác thải công trình tại các khu vực trung tâm thành phố, khu đô thị thường có mức giá cao hơn so với chi phí xử lý tại các khu vực ngoại thành, nông thôn.

3. Các yếu tố khác liên quan đến xử lý rác thải xây dựng:

Ngoài ra, giá nhiên liệu, vật liệu xây dựng, nhân công,… cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí xử lý rác thải xây dựng.

Dưới đây là bảng tham khảo giá xử lý rác thải xây dựng ở một số khu vực ở Việt Nam:

Loại rác thải xây dựngPhương pháp xử lýMức giá (đồng/m3)
Gạch, ngói vỡTái sử dụng50.000 – 100.000
Gạch, ngói vỡTái chế150.000 – 250.000
Gạch, ngói vỡChôn lấp300.000 – 400.000
Bê tông vỡTái sử dụng100.000 – 200.000
Bê tông vỡTái chế250.000 – 350.000
Bê tông vỡChôn lấp400.000 – 500.000
Thép xây dựng (phế liệu)Tái chế3.000.000 – 4.000.000
Đất, cát Chôn lấpChôn lấp100.000 – 200.000

Lưu ý, đây chỉ là bảng giá tham khảo mà Y Linh gửi tới bạn, mức giá có thể thay đổi phụ thuộc vào biến động giá vật liệu và nhiều yếu tố khác.

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, dễ tái chế, tái sử dụng

Rác thải xây dựng
thu mua phế liệu tại KCN Tân Đông Hiệp

rac-thai-xay-dung

Bởi vì chi phí xử lý rác thải xây dựng tương đối cao và mất nhiều thời gian để xử lý, bạn hãy lựa chọn những nguyên vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

Dưới đây là một số vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, dễ tái chế tái sử dụng:

  • Tre:Tre là một loại cây thân cỏ phát triển nhanh ở Việt Nam và có thể tái tạo được. Nó là một vật liệu xây dựng kiên cố và bền, bạn có thể sử dụng lọai vật liệu xây dựng này cho nhiều ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn như khung, sàn, tường và đòn gác mái nhà.
  • Gỗ tái chế:Gỗ tái chế là gỗ thu được từ các sản phẩm gỗ đã qua sử dụng như đồ nội thất, pallet và ván dăm. Bạn có thể sử dụng gỗ tái chế cho nhiều ứng dụng tương tự như gỗ mới, bao gồm khung, sàn, tường và tủ.
  • Gạch đất nện: Gạch đất nện được làm từ đất sét, cát và nước. Bạn có thể sử dụng gạch đất nện để tăng khả năng cách nhiệt và cách âm tốt cho công trình. Đồng thời nó cũng có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ trong nhà.
  • Bê tông gai dầu: Bê tông gai dầu là một loại bê tông được làm từ cốt liệu gai dầu thay vì cốt liệu truyền thống như đá và cát. Gai dầu là một loại cây thân thảo có thể tái tạo được và hấp thụ tốt CO2 từ khí quyển. Lợi ích của bê tông gai dầu là nó có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, đồng thời có độ bền cao cho công trình.

Trên đây chỉ là một số vật liệu xây dựng thiên nhiên thân thiện với môi trường, tuy nhiên, có một số vật liệu xây dựng không thể thay thế được cho tới thời điểm hiện tại. Bởi tính chất công trình cần phải sử dụng loại vật liệu kiên cố, chắc chắn.

Do đó, nếu bạn muốn mua vật liệu xây dựng giá rẻ như xi măng pc 30 và pc 40 , đá xây nhà, hãy tham khảo bài viết khác bên Y Linh nhé!

Nếu bạn còn thắc mắc gì hoặc muốn mua Gối đỡ bê tông, đừng ngần ngại trò chuyện với Y Linh theo thông tin này nhé:

  • Số điện thoại: 0918174578 
  • Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 560, Bình Quới, Phường 28, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ gmail: vietnhut1975@gmail.com. 
  • Website: Bê Tông Đúc Sẵn Y Linh

Chúng tôi cam kết cung cấp cho bạn loại vật liệu xây dựng chất lượng nhất với mức giá cực kì ưu đãi.

Qua bài viết trên, Y Linh hy vọng bạn đã biết cách xử lý rác thải xây dựng cũng như dự trù được chi phí xử lý. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết!

Đánh giá